Vẹt mào hồng là loài vẹt thông minh có khả năng bắt chước âm thanh và có thể học nói tiếng người rất nhanh nên rất được yêu thích. Là loài vẹt đặc hữu của Úc nên chúng có bộ lông màu hồng nhạt mềm mượt vô cùng đẹp mắt được xem là biểu tượng của Australia.
Trong bài viết dưới đây thì chimcanh.org đã chia sẻ những đặc điểm, tập tính và môi trường sống, thức ăn của Vẹt mào hồng. Cùng lướt xuống dưới để tìm hiểu nhé.
Nguồn gốc của Vẹt mào hồng?

Vẹt đuôi hồng là loài vẹt đặc hữu của nước Úc.
Vẹt mào hồng hay còn gọi là vẹt đuôi hồng có nguồn gốc từ nước Úc, loài vẹt này có khả năng bắt chước âm thanh của các loài vật khác. Vẹt hồng sinh sống theo cặp hoặc theo đàn trong các khu rừng rậm rạp.
Tuổi thọ của loài vẹt hồng ngoài tự nhiên lên đến 85 năm tùy thuộc môi trường sống.
Đặc điểm ngoại hình của Vẹt mào hồng

Vẹt hồng là loài vẹt có kích thước trung bình.
Vẹt hồng có cái mào hai màu hồng, trắng xòe ra nổi bật ở trên đỉnh đầu, ở vẹt mái thì trên mào có thêm một vệt vàng. Chiều dài của con vẹt trưởng thành từ từ 25 – 35 cm và cân nặng khoảng 350 – 500g.
Bộ lông của vẹt hồng là sự kết hợp của hai màu hồng và trắng, lông ở phần đầu và màu hồng nhạt trong khi phần thân và cánh chim màu trắng. Chúng có chiếc mỏ cong nhọn màu xám với đường viền màu cam.
Để phân biệt vẹt cái và vẹt trống thì bạn chỉ cần nhìn vào trọng lượng cơ thể, con trống sẽ có kích thước và cân nặng lớn hơn vẹt mái và trên mào của vẹt mái sẽ có thêm một cái vệt màu vàng.
Điều thú vị của loài vẹt hồng Úc này là chúng có tiếng kêu nghe thất thanh từng âm tiết một cách rõ ràng.
Tập tính và môi trường sống của Vẹt mào hồng

Vẹt mào hồng thường sống theo đàn.
Vẹt mào hồng sinh sống trong các khu rừng của Australia, chúng sống theo đàn từ 20 đến 30 con, vào mùa sinh sản thì chúng tách riêng ra và sống theo cặp.
Vẹt sống tại các vùng đất khô cằn hoặc bán khô cằn ở Úc, tổ của chúng thường được làm gần nhau để tăng tính đoàn kết của các cá thể trong đàn.
Vẹt hồng là loài vẹt có trí óc thông minh, chúng có khả năng học hỏi nhanh và bắt chước tiếng hót của các loài chim khác kể cả tiếng người nên được nhiều người yêu thích và nuôi làm cảnh.
Vẹt mào hồng ăn gì?
Thức ăn của vẹt hồng là hạt thực vật, lúa, bắp, hạt ngũ cốc, hạnh nhân, đậu phộng, trái cây chín, côn trùng, các loại rau tươi non,…Chúng thường kiếm ăn trên mặt đất và cả trên cây.
Nếu bạn đang nuôi vẹt thì nên cho vẹt ăn đủ chất dinh dưỡng và nước uống hàng ngày để vẹt phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, người nuôi nên cho vẹt ăn thêm các loại cám tổng hợp để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất.
Mùa sinh sản của Vẹt mào hồng

Độ tuổi sinh sản của vẹt hồng là từ 3 tuổi trở lên.
Mùa sinh sản của vẹt ngực hồng từ tháng 7 đến tháng 1 năm sau và độ tuổi của những con vẹt trưởng thành là từ 3 tuổi trở lên.
Vào mùa sinh sản thì những con vẹt ngực hồng thường thiết lập lãnh thổ dài 2km, sau đó con vẹt trống sẽ đi tán tỉnh chim mái. Khi ghép đôi và giao phối xong thì vẹt bố mẹ sẽ cùng nhau làm tổ trong những hốc cây bạch đàn rỗng.
Mỗi lứa vẹt mái thường đẻ từ 2 – 4 trứng và ấp trong thời gian 26 ngày và cả vẹt bố lẫn mẹ sẽ chăm sóc vẹt con trong khoảng thời gian 8 – 16 tuần cho đến khi vẹt con trưởng thành và rời tổ.
Tổng hợp những hình ảnh đẹp nhất của Vẹt mào hồng
Sau đây là những hình ảnh đẹp nhất của Vẹt ngực hồng, mà chimcanh.org đã tổng hợp lại để chia sẻ đến bạn đọc làm hình nền, avatar.

Ảnh vẹt mào hồng đẹp nhất.

Hình vẹt hồng làm tổ trong hốc cây bạch đàn.

Hình vẹt ngực hồng đang đậu trên cành cây.
Qua bài viết trên thì chimcanh.org đã chia sẻ với các bạn những đặc điểm ngoại hình, môi trường sống và tập tính của Vẹt mào hồng và những điều thú vị về loài vẹt thông minh này.
Bạn đừng quên truy cập vào chuyên mục BLOG của trang, để đón đọc những bài viết mới nhất về các loài chim cảnh được cập nhập hàng ngày tại đây nhé.