Cách nuôi chim Khướu bạc má hót hay và bạo dạn hơn được nhiều người chơi chim cảnh quan tâm, để chim Khướu căng lửa thì mời các bạn cùng chimcanh.org tìm hiểu trong bài viết cách nuôi chim Khướu bạc má ở dưới đây nhé.
Chọn chim Khướu giống
Khi chọn chim giống Khướu bạc má thì việc chọn đúng con tốt sẽ giúp bạn dễ thuần, luyện giọng và chơi lâu dài. Dưới đây là những tiêu chí chọn chim chuẩn mà bạn nên biết.

Chọn chim bổi hoặc chim thuần để nuôi.
Chim bổi (chim rừng mới bẫy)
- Chim bổi khỏe có giọng hót khỏe đầy bản năng, có tiềm năng tốt để luyện hót.
- Chim bổi giá rẻ hơn nhưng khó thuần và cần thời gian làm quen người, phù hợp với người có kinh nghiệm nuôi chim.
Chim thuần (chim đã nuôi lâu, quen người)
- Chim thuần rất dễ chăm sóc, không nhát có thể hót ngay nhưng giá cao hơn phù hợp cho người mới chơi.
Chọn chim giống theo ngoại hình
Khi chọn chim giống nên chọn những chú chim khỏe mạnh không bị dị tật, bộ lông mềm mượt cần quan sát kĩ chim xem có bị bệnh không trước khi quyết định mua.
Chọn chim theo độ tuổi
- Chim Khướu non mới biết ăn thì người nuôi sẽ rất dễ thuần, dễ luyện giọng nhưng cần chăm kỹ.
- Chim Khướu tơ còn non lông sẽ hót tốt dần theo thời gian nếu được chăm sóc kỹ lưỡng.
- Chim già lồng hót hay ngay nhưng khó sửa giọng nếu bạn không ưng.
Chọn chim theo giọng hót
- Nghe thử tiếng hót nếu có thể: chim có nhiều giọng luyến láy, âm vang, ngân dài là loại tốt.
- Nếu là chim non thì nên chọn con có “mỏ háo” thường kêu liên tục, tò mò vì dễ học giọng.
- Nên tránh chọn con chim giống chỉ đứng im, không kêu, ít phản ứng với tiếng động vì chim có thể bị bệnh hoặc yếu.
Khi chọn chim Khướu giống thì bạn cần lưu ý những điều sau:
Không chọn những chú chim lông xù, đứng co ro, mắt lờ đờ, chim bị cụt móng, chân quẹo, chim quá nhát, bay loạn, đập vào lồng liên tục,….
Lồng nuôi chim Khướu

Nên chọn lồng nuôi chim bằng mây hoặc tre.
- Lồng nuôi làm bằng tre hoặc mây, có kích thước khoảng 40×60 cm trở lên.
- Đặt lồng ở nơi yên tĩnh thoáng mát tránh gió lùa và ánh nắng trực tiếp.
- Đặt cầu đậu ngang để chim vận động.
- Dưới đáy lồng lót khay để dễ dọn phân.
Thức ăn cho chim Khướu căng lửa
Chim Khướu bạc má là loài ăn tạp để chim phát triển khỏe mạnh, hót hay và lông mượt, thì bạn cần xây dựng khẩu phần ăn cân bằng và giàu dinh dưỡng. Sau đây bạn hãy cùng chimcanh.org khám phá cách nuôi chim Khướu bạc má ở trong phần dưới đây nhé.

Cho chim Khướu ăn đủ loại thức ăn khác nhau để bổ sung các chất dinh dưỡng.
Cho chim Khướu ăn cám tổng hợp dành riêng cho chim để bổ sung tinh bột, đạm, vitamin giúp chim duy trì thể trạng và giọng hót ổn định. Người nuôi cũng có thể tự làm cám từ đậu xanh, gạo rang, trứng gà, tép khô xay nhuyễn rồi trộn lại.
Ngoài thức ăn khô thì bạn cần cho chim Khướu bạc má ăn thêm côn trùng như dế, sâu gạo, cào cào, chuối, cam, đu đủ… giúp bổ sung đạm và vitamin cần thiết cho chim.
Nước uống sạch, thay mỗi ngày để phòng ngừa một số bệnh.
Đối với chim Khướu non thì bạn cho ăn ngày 4 lần sáng, trưa, chiều, tối và phải mớm cho chim ăn cho đến khi chim có thể tự mổ được thức ăn.
Tắm nắng, tắm nước cho chim Khướu

Vệ sinh sạch sẽ cho chim hàng ngày.
Tắm nắng: Cho chim phơi nắng sáng sớm 20–30 phút/ngày để tăng đề kháng vào lúc 9h sáng mỗi ngày.
Tắm nước: 2–3 lần/tuần cho chim tắm trong khay hoặc lồng tắm riêng vào buổi trưa.
Vệ sinh sạch sẽ lồng chim: Dọn phân, rửa khay nước thay thức ăn thường xuyên để tránh bệnh.
Luyện giọng cho chim Khướu
Luyện hót cho chim Khướu bạc má là quá trình giúp chim phát triển giọng, học tiếng nhanh và hót được nhiều kiểu âm thanh phong phú. Dưới đây là các phương pháp luyện hót hiệu quả mà chimcanh.org đã tổng hợp lại.

Luyện giọng cho chim khướu để chim hót hay hơn.
Dùng chim mồi
Để con chim Khướu của bạn sát lồng gần một con Khướu già hót hay, treo lồng gần nhau mỗi ngày từ 1–2 giờ, chim non sẽ học theo tiếng hót.
Mở file ghi âm tiếng hót
Sử dụng các bản thu tiếng Khướu bạc má hót hay, mỗi ngày mở từ 1–2 tiếng vào sáng sớm từ 5h – 7h hoặc chiều từ 16h – 17h với âm lượng vừa phải, không nên để quá to làm chim hoảng sợ.
Giao lưu, đối giọng với những chú chim khác
Treo lồng gần các con chim cùng loài để kích thích chim hót đáp trả, còn chim bổi thì nên luyện dần sau khi đã quen người.
Khi luyện giọng cho chim thì người nuôi không ép chim hót quá sức, thời gian luyện cần kiên trì 1 – 3 tháng mới thấy rõ hiệu quả. Không để chim bị stress vì luyện tập quá nhiều.
Phòng bệnh cho chim Khướu bạc má

Cần theo dõi chim để phòng ngừa một số bệnh thường gặp.
Để phòng bệnh cho chim thì người nuôi không nên để lồng chim nơi ẩm ướt, nhiều gió.
Quan sát phân, lông, và thói quen ăn uống hàng ngày của chim để phát hiện sớm dấu hiệu bệnh.
Có thể cho chim uống nước điện giải, vitamin C khi thời tiết thay đổi.
Không cho chim ăn chung hoặc treo lồng sát nhau với chim lạ dễ lây bệnh.
Khi thời tiết thay đổi lạnh đột ngột, mưa nhiều thì người nuôi nên trùm lồng kín 2/3 và để lồng chim nơi khô ráo, thoáng mát.
Không nên treo lồng ở nơi đông người qua lại khiến chim stress bị sốc do tiếng ồn lớn.
Bảng giá chim Khướu mới nhất trên thị trường
Tùy theo loài chim, độ tuổi và giọng hót mà chim Khướu sẽ có mức giá dao động khác nhau, đối với chim bổi thì sẽ có giá từ 300.000 – 600.000 VNĐ, còn chim thuần từ 1.000.000 – 4.000.000 VNĐ.
Bài viết trên đây của chimcanh.org đã chia sẻ cách nuôi chim Khướu bạc má hót hay căng lửa, với cách hướng dẫn chọn giống và chăm sóc đúng kỹ thuật.
Bạn đừng quên truy cập vào chuyên mục BLOG của trang, để tìm hiểu về cách chăm sóc các loài chim cảnh trên thế giới tại đây nhé.